Cập nhật 14/9/2016 - 17:14 - Lượt xem 2497

EVNHCMC: Tổ chức Sơ kết ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dậy thông tin

Thực hiện chủ trương ngầm hóa lưới điện của Thành phố, từ các năm 2003-2005, Tổng Công ty đã thực hiện thí điểm ngầm hoá lưới điện trên các tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi. Tuy nhiên, việc ngầm hoá này chưa triệt để, do chỉ mới ngầm hoá lưới điện, chưa kết hợp được việc ngầm hoá được dây thông tin và chiếu sáng, nên tình trạng “mạng nhện” dây thông tin chưa được cải thiện triệt để.

Qua các kết quả đạt được, Tổng Công ty đã triển khai xây dựng đề án “Ngầm hóa lưới điện TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020” với các lộ trình: đến 2015, tỷ lệ lưới điện ngầm đạt 30% lưới trung thế và 20% lưới hạ thế; đến 2020: cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung thế, hạ thế khu vực nội thành với tổng khối lượng đến 2015 là 400km lưới trung thế, 500km lưới hạ thế và 09km lưới 110kV. Trong 31 dự án ngầm hóa đã thực hiện hoàn tất giai đoạn 2011-2013 hiện còn 03 dự án chưa thu hồi được trụ điện do còn chờ các đơn vị viễn thông hoàn tất hạ ngầm dây thông tin. Trong năm 2014-2015, Tổng Công ty sẽ tiếp tục thực hiện 126 công trình. Tuy nhiên, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế toàn thành phố đến cuối năm 2015 sẽ chưa đạt so với chỉ tiêu đã đề ra (20% đến 2015). Nguyên nhân chủ yếu do việc chậm triển khai các khu dân cư, khu đô thị mới theo quy hoạch giai đoạn 2011-2015.
 


Ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị


Cũng trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện Tổng công ty đã xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin giai đoạn đến năm 2015 (bao gồm các hạng mục ngầm hóa lưới điện cao, trung, hạ thế và XDM trạm ngắt, nối tuyến, phát tuyến) và đã báo cáo UBND thành phố thông qua, đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, FPT, SCTV, Tradincorp,…) để phối hợp ngầm hóa dây thông tin đồng bộ. Về việc huy động vốn thực hiện các dự án ngầm hóa, UBND thành phố đã phê duyệt hỗ trợ lãi suất cho 19 dự án ngầm hóa khởi công năm 2012 và 17 dự án ngầm hóa khởi công năm 2013 (đợt 1). Hiện Tổng Công ty đang tiếp tục phối hợp Sở Kế hoạch và Đâu tư trình thành phố phê duyệt danh mục hỗ trợ lãi suất cho 19 dự án khởi công năm 2013 (đợt 2) còn lại. Tổng công ty cũng đã xây dựng và ban hành các quy chuẩn ngầm hóa, giải pháp kỹ thuật chính, các thiết kế điển hình; xây dựng và đề xuất cơ chế khuyến khích đầu tư nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy xã hội hóa đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc ngầm hóa lưới điện và dây thông tin.

Trong thời gian đầu, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ đầu tư dẫn đến tình trạng có nơi lưới điện đã được ngầm hóa nhưng vẫn còn dây thông tin treo trụ điện hoặc ngược lại nên hiệu quả công tác ngầm hóa và mỹ quan đô thị không cao. Tuy nhiên, qua việc ký kết Quy chế phối hợp với các đơn vị viễn thông, Tổng công ty đã xây dựng được Quy chế phối hợp triển khai các dự án ngầm hóa mạng cáp viễn thông kết hợp với ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TPHCM, làm cơ sở để các đơn vị Điện lực và viễn thông phối hợp triển khai thực hiện; từng bước tháo gỡ bất đồng trong quan điểm về xác định đơn giá cho thuê ống luồn cáp của các doanh nghiệp viễn thông; hỗ trợ các doanh nghiệp mới (như FPT, SCTV) chưa có nhiều kinh nghiệm và thực tế trong quản lý thực hiện dự án ngầm hóa. Thực tiễn việc tổ chức ngầm hóa lưới điện do không được thực hiện riêng lẽ mà phải triển khai đồng bộ với hệ thống dây thông tin, chiếu sáng, thậm chí hệ cả thống cấp thoát nước,... với sự giám sát, điều phối của các Sở ngành chức năng của Thành phố. Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông chưa chú trọng công tác ngầm hóa dây thông tin đồng bộ với lưới điện do có quan điểm: ngầm hóa là trách nhiệm của Điện lực.

Đối với công tác thỏa thuận tuyến, vị trí lắp đặt thiết bị còn chậm do thủ tục đồng bộ của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn. Mặc khác, các chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đều xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (yêu cầu đi riêng và có hành lang bảo vệ riêng) nên chiếm nhiều diện tích bố trí mặt bằng ngầm trên lề đường/lòng đường. Đồng thời, hành lang bố trí công trình ngầm hóa thường đi qua nhiều tuyến đường, bao gồm cả dưới lòng đường và trên vỉa hè nên phải gửi nhiều hồ sơ thỏa thuận tuyến, vị trí trồng trụ, lắp đặt thiết bị đến nhiều cơ quan quản lý khác nhau theo phân cấp. Về công tác xây dựng bình đồ công trình ngầm còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu do kinh phí thực hiện thăm dò và lập bình đồ công trình ngầm. Trong đó, định mức chi phí tư vấn theo quy định không có chi phí dò tìm công trình ngầm bằng máy dò chuyên dụng của ngành giao thông. Về công tác phối hợp chọn chung nhà thầu thi công đào tái lập mặt đường cũng còn một số tồn tại như: Phải phân chia gói thầu để đảm bảo thủ tục chỉ định thầu đúng quy định của Luật đấu thầu; Kéo dài thời gian chọn thầu do phát sinh thêm thời gian lập hồ sơ chỉ định thầu của bên còn lại; Đơn giá dự toán trúng thầu (của bên điện) không có một số hạng mục của viễn thông và ngược lại, dẫn đến kéo dài thời gian thương thảo theo đơn giá chỉ định thầu (kéo dài 1-2 tháng), thậm chí phải hủy kết quả đấu thầu do thương thảo không thành.


Về công tác phối hợp quản lý tiến độ, chất lượng công trình còn một số tồn tại chủ quan như: giấy phép đào đường chỉ cấp theo từng đợt với thời hạn 21 ngày; việc rút ngắn quy định mất điện khách hàng từ 1 tháng/lần còn 3 tháng/lần cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án, do lưới điện một số khu vực chưa hoàn tất kết nối mạch vòng, phân đoạn toàn bộ. Về công tác phối hợp hạ ngầm dây thông tin có một số tồn tại như: Cơ quan quản lý nhà nước là đấu mối chủ trì giải quyết các vướng mắc và yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nghiêm túc chấp hành hạ ngầm dây thông tin; Số lượng doanh nghiệp kinh doanh viễn thông trên địa bàn thành phố nhiều, trong khi việc hạ ngầm dây thông tin được bàn giao mặt bằng lần lượt cho từng đơn vị thực hiện, dẫn đến kéo dài thời gian; Chậm trễ trong việc thỏa thuận thống nhất đơn giá thuê ống (hoặc sợi) để hạ ngầm dây thông tin.

Qua các tồn tại, vướng mắc nêu trên, Tổng công ty điện lực kiến nghị UBND thành phố cho nâng cấp Ban chỉ đạo ngầm hóa hiện nay lên cấp thành phố với sự tham gia của lãnh đạo các Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Sở Thông tin Truyền thông để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Kiến nghị giao Sở Giao thông Vận tải là đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa trong công tác thỏa thuận tuyến, vị trí trồng trụ, lắp đặt thiết bị, cấp phép thi công. Sở Giao thông Vận tải làm đầu mối tổ chức thăm dò công trình ngầm bằng máy dò chuyên dụng tại các tuyến đường theo kế hoạch ngầm hóa lưới điện và dây thông tin. Về công tác thỏa thuận phương án, thẩm tra thiết kế, kiến nghị rút ngắn thời gian thẩm tra thiết kế hoặc xem xét cho Tổng Công ty chủ động phê duyệt và triển khai thực hiện theo thiết kế mặt cắt công trình đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt. Về xã hội hóa đầu tư và huy động vốn đầu tư, kiến nghị Chủ đầu tư các công trình giao thông có trách nhiệm đầu tư hệ thống mương, hào kỹ thuật để bố trí lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo như quy định; ban hành các chính sách hỗ trợ để kêu gọi xã hội hóa đầu tư, hoặc triển khai hình thức đầu tư đối tác công – tư (PPP) trong việc đầu tư hệ thống mương, hào kỹ thuật để cho thuê bố trí ngầm hóa lưới điện kết hợp dây thông tin.

 

Theo EVN

4 đánh giá
EVNHCMC: Tổ chức Sơ kết ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dậy thông tin Đánh giá bởi hơn 5600 khách hàng. Kết quả bình chọn: 9 10

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: Mr.Hải 0972 73 99 88
Email: thientruonganjsc@gmail.com
Kỹ Thuật 1:   0972739988
Kỹ Thuật 2:   0919915166
 

 

Miền Bắc
  Mr. Hải   0972739988
  Ms. Linh   0918817266
  Ms. Ngoan   0912910066
  Sale 1:   0917915166
  Sale 2:   0917213133
Miền Trung
  Mr. Huệ   0904852276
Miền Nam
  Kinh Doanh:   0916954952

Thống kê truy cập